RSS

Daily Archives: Tháng Ba 30, 2011

Tuyết

Tachiana Petrovna dọn đến nhà cụ Potapov được một tháng thì cụ mất. Nàng ở lại một mình với đứa con gái nhỏ là Varia và người vú già.

Ngôi nhà nhỏ, chỉ có ba gian, ở trên một ngọn đồi trông xuống con sông phía Bắc ngay đầu tỉnh lị. Sau nhà, bên kia khu vườn đã trụi lá là một rừng bạch dương phơi màu trắng bạc. Ở đó, từ sáng đến tối, lũ quạ kêu quàng quạc, bay thành từng đám mây đen trên những ngọn cây trần trụi báo hiệu trời xấu.

Từ khi rời Moskva, Tachiana mãi vẫn không sao quen được cái tỉnh lị đìu hiu với những ngôi nhà nhỏ bé, những cánh cửa hàng rào kêu ken két, những buổi tối vắng lặng, nghe rõ cả tiếng ngọn đèn dầu hoả nổ lép bép.

“Mình ngốc quá! – Nàng nghĩ – Không dưng đi bỏ Moskva, nhà hát và bè bạn! Đáng lẽ phải đưa Varia đến với bà vú ở Puskino, nơi đó chưa bị máy bay bắn phá lần nào, còn mình thì cứ việc ở lại Moskva. Trời, mình thật ngốc!”.

Nhưng không thể trở lại Moskva nữa rồi, Tachiana quyết định sẽ biểu diễn trong các trạm quân y – trong thị xã này có vài trạm – và nàng cảm thấy yên tâm. Nàng còn thấy thích cái tỉnh lỵ ấy nữa là khác, nhất là khi đông về và tuyết xuống phủ đầy. Ngày lại ngày, êm dịu và xám ngắt. Sông mãi chưa đóng băng, mặt nước màu xanh lá cây bốc khói.

Tachiana quen dần với tỉnh lị và cả với ngôi nhà không phải của mình. Nàng đã quen chiếc dương cầm lạc giọng, những tấm ảnh úa vàng trên tường chụp những thiết giáp hạm cổ lỗ bảo vệ bờ biển. Trước kia, cụ Potapov làm thợ máy tàu biển. Trên cái bàn giấy phủ dạ xanh của cụ có đặt mô hình tuần dương hạm “Grômôbôi”, trên tàu đó cụ đã làm việc, Varia không được phép sờ mó vào mô hình ấy. Và nói chung, không được sờ mó vào bất cứ vật gì.

Tachiana biết cụ Potapov có con trai đang phục vụ ở trong hạm đội “Hắc Hải”. Trên bàn, bên cạnh mô hình tuần dương hạm, có bức ảnh của anh. Đôi lúc, Tachiana cầm bức ảnh lên ngắm nghía rồi nhíu đôi lông mày thanh thanh lại, nghĩ ngợi. Nàng cứ có cảm giác là đã gặp anh ở một nơi nào đó, nhưng đã lâu lắm rồi, trước cả cuộc hôn nhân không toại nguyện của nàng. Nhưng ở đâu? Và khi nào nhỉ?
Anh lính thuỷ nhìn nàng bằng đôi mắt bình thản hơi có vẻ chế nhạo, như muốn hỏi: “Thế nào chị? Chẳng lẽ chị vẫn chưa nhớ ra là chúng ta đã gặp nhau ở đâu hay sao?”

– Không, tôi không nhớ – nàng trả lời khe khẽ.

– Mẹ ơi, mẹ nói chuyện với ai thế? – Varia từ phòng bên hỏi to.

– Với cái dương cầm con ạ – Tachiana mỉm cười đáp lại.

Vào giữa mùa đông bắt đầu có những lá thư do cùng một bàn tay viết gửi cho cụ Potapov, Tachiana xếp những lá thư ấy lại trên bàn. Một lần đang đêm nàng chợt thức giấc. Ánh tuyết mờ mờ chiếu vào cửa kính. Con mèo xám Arkhiv của cụ Potapov để lại đang ngáy khò khò trên đi văng.

Tachiana khoác áo choàng mỏng vào phòng làm việc của cụ Potapov và đứng môt lát bên cửa sổ. Một con chim lặng lẽ bay vút ra khỏi cây làm tuyết đổ xuống. Tuyết bay như bụi trắng phủ một lớp mỏng trên mặt kính.

Tachiana thắp ngọn nến trên bàn, ngồi xuống ghế bành và nhìn mãi ngọn nến. Ngọn nến cũng chả buồn lay động. Sau đó nàng thận trọng lấy ra một bức thư, bóc phong bì, nhìn chung quanh rồi bắt đầu đọc:

Cha yêu quý, thế là con đã nằm bệnh viện được một tháng, – nàng đọc – Vết thương không nặng lắm. Đại thể là nó đang lên da non. Xin cha đừng lo lắng và chớ hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Con van cha đấy!

Con luôn nhớ đến cha, – Tachiana đọc tiếp – đến ngôi nhà của cha con ta, đến tỉnh lị của chúng ta. Tất cả những cái đó xa xăm quá, tưởng như ở đâu mãi chân trời. Con nhắm mắt lại và thấy con mở cửa hàng rào, bước vào vườn. Mùa đông, tuyết xuống, nhưng con đường nhỏ dẫn tới phong đình bên dốc đã được quét dọn sạch sẽ, còn băng bụi phủ đầy những khóm tử đinh hương. Lò sưởi trong phòng kêu tí tách. Khói bạch dưng thoang thoảng. Cây dương cầm cuối cùng đã được lên dây lại và cha đã cắm những cây nến vàng hình xoắn ốc con mua từ Leningrad vào những chân đèn. Và vẫn những bản nhạc ấy trên chiếc đàn? Bạn tự khúc của vở nhạc kịch “Con đầm Pích” và tình ca “Trên bờ cõi Tổ quốc xa xôi.” Không biết quả chuông treo ở cửa có kêu không? Thế là con vẫn chưa kịp chữa. Chả lẽ rồi con sẽ lại được gặp tất cả những cái đó? Chả lẽ rồi con lại được lấy nước giếng trong bình mà rửa sạch bụi đường xa. Cha nhớ không? Ôi,nếu cha biết được rằng từ chốn xa xôi này con yêu mến tất cả những cái đó biết chừng nào? Cha đừng ngạc nhiên, nhưng con nói với cha một cách thật nghiêm túc rằng con nhớ đến những cái đó trong những phút ác liệt nhất của trận đánh. Con biết rằng con đang bảo vệ không riêng gì bờ cõi đất nước mà cả cái góc nhỏ bé và thân yêu ấy trong lòng con: tức là cả cha, cả khu vườn nhà ta, cả những chú bé tóc bù xù trong làng ta, cả những khu rừng bạch dương bên kia sông và cả con mèo Arkhiv nữa. Xin cha đừng cười và đừng lắc đầu cha nhé. Có thể khi ra viện con sẽ được về nhà ít lâu. Điều đó chưa chắc lắm. Tốt hơn là cha đừng đợi”.

Tachiana ngồi mãi bên bàn, mắt mở to nhìn qua cửa sổ, nơi bình minh bắt đầu hé lên trong màu xanh dày đặc và nghĩ rằng rồi đây, ngày một ngày hai, một người không quen biết có thể từ mặt trận trở về ngôi nhà này và người đó sẽ phải đau khổ khi phải gặp những người xa lạ ở đây và phải trông thấy mọi vật hoàn toàn không giống như ý người đó muốn.

 
 

Nhãn:

Thơ Trần Đăng Khoa

Giờ đây, đọc lại Trần Đăng Khoa, như trên hành trình ký ức. Chợt ùa về một thuở ấu thơ, líu lo với “Hạt gạo làng ta … có vị phù sa của sông Kinh Thầy … có hương sen thơm trong hồ nước đầy … có lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay …” … Cũng tuổi Hạt thông giờ đây thôi …

E-book Thơ Trần Đăng Khoa

 
 

Nhãn: